Thông tin tổng hợp
Tài liệu sinh hoạt hội viên, phụ nữ về Học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII (phần 3)

Tài liệu sinh hoạt hội viên, phụ nữ về Học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII (phần 3)

Câu hỏi 11: Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khi hậu của Việt Nam trong 5 năm 2016-2020 ?

Trả lời:

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững.

- Đánh giá đầy đủ, hạch toán tài nguyên trong nền kinh tế; quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Chú trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người gây ra.

- Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung vừa là mục tiêu phát triển bền vững.

- Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

- Phát triển kinh tế đi đối với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.

- Tăng cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền trong xã hội về bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Tích cực hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.


Câu hỏi 12
: Nhiệm vụ chính trong quản lý tài nguyên môi trường của nước ta trong 5 năm 2016-2020?

Trả lời:

- Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên quốc gia. Hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu.

- Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dự liệu về đất đai; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp.

- Quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; chủ động hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ nguồn nước xuyên quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế.


Câu hỏi 13
: Nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu của nước ta trong 5 năm 2016 - 2020?

Trả lời:

Về bảo vệ môi trường:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, tăng cường phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên.

- Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa cùng với việc bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh.

Về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Chủ động xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai cho từng giai đoạn.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và ứng phó với thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.

- Đầu tư thích đáng và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế cho các công trình trọng điểm quốc gia, các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn…Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm mức phát thải khí nhà kính.


Câu hỏi 14
: Về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới như thế nào?

Trả lời:

Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.


Câu hỏi 15
 : Nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?

Trả lời:

Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

- Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

- Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Để tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.

- Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân.

- Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạnh, chính quy, tinh nhuệ; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống.

- Nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình. Kiên quyết giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế - xã hội trong mọi tình huống.

- Xây dựng, củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển, đảo.

- Tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.


Câu hỏi 16
: Phương hướng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đến năm 2020 được xác định như thế nào?

Trả lời :

- Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia- dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển.

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương.

- Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước.

- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại.

- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất cuả Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.


Câu hỏi 17:
 Phương hướng, nhiệm vụ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc?

Trả lời:

Về phương hướng:

- Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo.

- Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc.

Về nhiệm vụ:

- Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.

- Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng.

- Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao.

- Đối mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ.

- Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng.

- Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, động viên cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điệu kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.

- Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.

- Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài; có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Tiếp tục tăng cường củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Các thông tin khác
Hội thi Báo cáo viên – Tuyên truyền viên giỏi Chủ đề: “Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp và hành động của Cán bộ, hội viên, phụ nữ quận Bình Thạnh”
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017-2022 thành công tốt đẹp.
Hội LHPN quận Bình Thạnh tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Mỗi phụ nữ chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để luyện tập hằng ngày” giai đoạn 2007-2017 và Hội thao “Phụ nữ khỏe"
HỘi LHPN quận Bình Thạnh dâng hương Đền Hai Bà Trưng
HỘI LHPN QUẬN BÌNH THẠNH: TỔ CHỨC HỌP MẶT KỶ NIỆM 1977 NĂM CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG VÀ 107 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống đào tạo trực tuyến Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh Đề án 704 - Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015 Đề án 295 - Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm